General Rules — Naming Conventions
1. Chuẩn hình thức và chuẩn ngữ nghĩa
1.1 Chuẩn hình thức
- Là những quy định liên quan đến sự định dạng của mã nguồn:
- Thụt đầu dòng
- Sử dụng khoảng trắng
- Đóng ngoặc, mở ngoặc
- Đặt tên lớp, thuộc tính, phương thức
-
1.2 Chuẩn ngữ nghĩa
- Biểu thức so sánh
- Cấu trúc điều khiển : if, for, while
- Cài đặt phương thức
2. White Space
- Những quy định về sử dụng khoảng trắng (space), thụt đầu dòng, xuống dòng, dòng trống: giúp cho nội dung văn bản được tổ chức một cách có hệ thống để người đọc dễ dàng tiếp thu.
- 1 đơn vị thụt đầu dòng = 1 tab(*)
- Hai dòng code cách nhau một bậc thì sẽ cách nhau một đơn vị thụt đầu dòng.
- Hai block code thì cách nhau ít nhất một dòng trống.
- Đặt khoảng trắng sau dấu phẩy và dấu chấm phẩy.
- Đặt khoảng trắng xung quanh các toán tử.
3. Dấu ngoặc nhọn {}
- Theo tiêu chuẩn Java: dấu “{” phải được đặt cùng dòng với các câu if, for, while,…
- Nếu bạn nào đã code với C# thì sẽ thấy ngược lại, dấu “{” phải được đặt ở dòng mới.
4. Comment
- Không viết các comment chỉ lặp code, comment thừa. Một số vấn đề gặp phải khi comment không tốt:
- Các comment chỉ mô tả là lặp code, chứ không cung cấp thêm thông tin gì cho người đọc.
- Người đọc tốn thời gian đọc nhiều hơn.
- Viết các comment không cầu kì; càng đơn giản càng tốt.
- Khi dùng nhiều endline comment trên các dòng code liên tiếp nhau thì các comment này phải được canh lề như nhau.
- Nên vừa code vừa viết comment. Tránh trường hợp viết code xong rồi mới viết comment.
- Không nên đụng chỗ nào cũng comment, chỉ viết comment khi bạn cảm nhận là đoạn code của mình quá phức tạp.
5. Quy ước đặt tên
5.1 Các cách đặt tên trong lập trình
- Pascal case
- Các chữ cái đầu mỗi từ được viết hoa.Các chữ còn lại được viết thường.
Ví dụ: MyProvider, StringBuilder
- Các chữ cái đầu mỗi từ được viết hoa.Các chữ còn lại được viết thường.
- Camel case
- Giống với Pascal case nhưng chữ cái đầu của từ đầu tiên viết thường.
Ví dụ: myProvider, stringBuilder
- Giống với Pascal case nhưng chữ cái đầu của từ đầu tiên viết thường.
5.2 Đặt tên class, interface, abstract class
- Sử dụng danh từ hay cụm danh từ : SinhVien, FormSinhVien,…
- Dùng Pascal case : SinhVien, FormSinhVien,…
- Hạn chế viết tắt gây khó hiểu :
- Sai: FormSV
- Đúng:FormSinhVien
- Không dùng tiền tố khi đặt tên lớp:
- Sai : ISinhVien
- Đúng: SinhVien
5.3 Phương thức
- Sử dụng Camel case để đặt tên phương thức. Ví dụ: xepLoai.
- Tên phương thức thể hiện được chức năng của phương thức đó. tinhDiemTrungBinh.
- Tránh đặt tên gây cảm giác mơ hồ, không rõ nghĩa. Ví dụ: hienThi, tinh.
- Không phân biệt tên các phương thức bằng số. Ví dụ: tinhDiem1, tinhDiem2.
5.4 Biến
- Sử dụng Camel case để đặt tên biến. Ví dụ: int diemTrungBinh, String hoTen
- Không dùng tiền tố. Ví dụ:
- Đúng: String address
- Sai: String strAddress
- Tên biến gợi nhớ, tránh viết tắt gây khó hiểu. Ví dụ:
- Đúng: String address
- Sai: String addr
- Không đặt tên biến chỉ bằng 1 chữ cái như x, y , z,… trừ trường hợp các biến đếm i, j, k.
- Không nên đặt tên biến quá dài, hay quá ngắn vì có thể làm rối chương trình hoặc cũng dẫn đến ý nghĩa biến mơ hồ(quá ngắn).
5.5 Biến static, enum
- Tất cả các từ được viết hoa và phân cách bằng dấu gạch dưới (_).
- Ví dụ:
static float PI = 3.14f static int MIN_WIDTH = 4 1 2 3 enum ShapeType{ SQUARE, CIRCLE, RECTANGLE }
5.6 Biến final
- Ví dụ:
- Đối với biến final toàn cục: đặt tên biết giống như biến static. Tất cả các từ được viết hoa và phân cách bằng dấu gạch dưới (_).
- Đối với biến fianl cục bộ: đặt tên biến giống như biến thông thường.
public class HinhTron { // Biến toàn cục final float PI = 3.14f; public float tinhChuVi(int banKinh) { int duongKinh = banKinh * 2; // Biến cục bộ return duongKinh * PI; } }
5.7 Đặt tên package
- Tên package: tất cả đều là chữ thường.
- Ví dụ:
- Đúng: com.example.deepspace
- Sai: com.example.deepSpace hoặc com.example.deep_space
6. Import thư viện sử dụng
- Ví dụ:
- Chỉ import thư viện sử dụng cần thiết. Không sử dụng import tất cả.
- Ví dụ: sử dụng import java.util.List; thay cho import java.util.*;